Cách xác định quyền sở hữu đối với nhà đã ủy quyền quản lý

Hơn nữa, điều 185 Bộ luật Dân sự quy định về quyền chiếm hữu của người được ủy quyền quản lý tài sản như sau: Khi chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản cho

Hỏi : Năm 1954 trước khi chuyển vào miền Nam sinh sống, bố tôi có ủy quyền cho bác ruột quản lý và sử dụng một căn nhà tại Hà Nội. Giấy ủy quyền được chứng thực tại cơ quan hành chính, không xác định thời hạn ủy quyền và không được ủy quyền lại. Bác tôi chết năm 2000. Nay bố tôi muốn đòi lại quyền sở hữu căn nhà đó thì có được không?

Trả lời : Ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có quyền và nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Như vậy, đối tượng của ủy quyền là công việc, chứ không phải là tài sản nào đó. Việc bố bạn có tài sản là căn nhà tại Hà Nội và đã ủy quyền cho bác bạn quản lý tức là đã giao công việc cho bác bạn được thực hiện nhân danh bố bạn; quyền sở hữu của bố bạn đối với căn nhà vẫn thuộc về bố bạn mà không chuyển giao sang cho bác bạn.

Hơn nữa, điều 185 Bộ luật Dân sự quy định về quyền chiếm hữu của người được ủy quyền quản lý tài sản như sau: Khi chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữi tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Người được ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao.

Như vậy, quyền sở hữu căn nhà vẫn luôn thuộc về bố bạn (trừ trường hợp đã chuyển quyền bằng một hợp đồng, giao dịch như mua bán, tặng cho …). Bác bạn chỉ là người đại diện để quản lý, trông nom mà không trở thành chủ sở hữu của căn nhà đó.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *